nhận tin KHUYẾN MÃI
Đạp xe có bị to chân không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người ưa thích đạp xe nhưng lại sợ bị ảnh hưởng đến vóc dáng, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Bài viết dưới đây sẽ lý giải chi tiết vấn đề này và đem đến cho bạn một số lời khuyên hữu ích với bài tập đạp xe.
Đạp xe không khiến chân bạn to lên nhanh chóng và đáng kể, trừ khi bạn tập luyện với cường độ rất cao, tập liên tục nhiều năm nhiều tháng như các vận động viên chuyên nghiệp. Do cơ đùi của họ phát triển và dày lên theo thời gian.
Thực tế, bài tập đạp xe giúp các cơ bắp ở chân (bao gồm cơ đùi và bắp chân) trở nên săn chắc và khỏe mạnh hơn. Nếu bạn kết hợp đạp xe với chế độ ăn uống lành mạnh, bạn còn có thể giảm bớt những mảng mỡ dư thừa ở đôi chân.
Đạp xe có bị to chân hay không còn tùy vào góc nhìn của từng người, bởi quan niệm về vấn đề “to” ở mỗi cá nhân là khác nhau. Có người thấy bắp chân dày và săn chắc là đẹp, nhưng có người lại thấy không hài lòng.
Ngoài ra, các bó cơ ở chân của bạn bị tăng kích cỡ hay không còn tùy thuộc vào một số yếu tố.
Thời gian đạp xe: các vận động viên chuyên nghiệp thường đạp xe 15-20h/tuần với cường độ nhanh và mạnh, nên nếu bạn chỉ dành vài tiếng mỗi tuần đạp xe nhẹ nhàng thì bắp chân sẽ không thể nào to bằng.
Địa hình đạp xe: việc đạp xe thường xuyên trên các địa hình đồi núi dốc thường cần nhiều sức lực của đôi chân hơn, nên nhóm cơ tại đây sẽ phình to nhanh chóng.
Đặc điểm thể chất: thông thường, nữ giới thường mất nhiều thời gian hơn nam giới để có đôi chân săn chắc nhờ việc tập luyện. Điều này liên quan đến cơ địa cũng như đặc điểm các hormone sinh lý.
Như vậy, nếu bạn đạp xe 2-3 lần/tuần với cường độ nhẹ nhàng, bạn không cần quá lo lắng về việc bị to chân. Hãy nhớ tới lợi ích khác của việc đạp xe đó là giúp cải thiện hệ tuần hoàn, tăng cường sức bền cho đôi chân. Cũng nhờ vào việc cải thiện hệ tuần hoàn, đạp xe giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như: xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ,...
Nếu bạn muốn sở hữu đôi chân đẹp nhờ việc đạp xe, hãy lưu lại những cách sau đây:
Chọn tốc độ đạp xe phù hợp
Bước 1: Khi mới bắt đầu, bạn nên đạp chậm trong 5-10 phút để các cơ bắp được “làm quen” và cảm thấy thư giãn.
Bước 2: Khi đã quen với nhịp đạp xe, bạn hãy tăng dần tốc độ, tăng cho tới khi đạt mức cao nhất mà bạn có thể đạp được.
Bước 3: Khoảng 5 phút sau, khi bạn đã thấy đổ nhiều mồ hôi và tim đập nhanh, hãy từ từ giảm tốc độ.
Bước 4: Tiếp tục đạp chậm trong khoảng 5-7 phút với nhịp đạp như lúc bạn khởi động để cơ thể điều hòa trở lại trạng thái bình thường.
Thời gian đạp xe vừa đủ
Thời gian đạp xe dành cho một người bình thường không phải vận động viên chuyên nghiệp là khoảng 30-45 phút/ngày. Bạn có thể chia nhỏ thành 2-3 lần/ngày, tần suất thực hiện tùy thuộc vào lịch trình và nhu cầu của bản thân.
Uống đủ 2 lít nước/ngày
Cả khi bạn có đạp xe hay không thì vẫn phải đảm bảo uống đủ 2 lít nước/ngày. Đây là điều rất quan trọng để có thể duy trì được một sức khỏe tốt và vóc dáng đẹp.
Nước giúp cơ thể điều hòa nhiệt độ thông qua quá trình đổ mồ hôi, đồng thời giúp thận loại bỏ các chất thải và độc tố ra khỏi cơ thể. Vì vậy, uống đủ nước kết hợp đạp xe thường xuyên sẽ giúp bạn khỏe hơn, cơ và da săn chắc hơn.
Ăn uống khoa học
Cùng với quá trình tập luyện thể chất, bạn cũng nên kết hợp ăn uống khoa học mà không phải lo về việc đạp xe có bị to chân không.
Bạn hãy bổ sung đủ protein lành mạnh từ các nguồn đậu phụ, hạt, thịt, cá,... để phát triển hệ cơ săn chắc. Đừng quên thêm vào thực đơn nhóm chất béo tốt như: cá hồi, cá tuyết, đậu phộng,... giúp bôi trơn các khớp.
Bên cạnh đó, bạn tuyệt đối không ăn nhiều đường (trà sữa, bánh ngọt, kẹo ngọt,...) Vì nó có thể làm gia tăng mỡ béo vùng đùi, đồng thời khiến bạn dư cân, việc tập luyện khó đạt hiệu quả.
Nếu bạn đang có dự định tập đạp xe để tăng cường sức khỏe, hãy lưu ý một số điều quan trọng nhằm tránh xảy ra những sự cố không mong muốn. Cụ thể:
Không nên ăn quá no ngay trước khi đạp xe vì sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc nặng nhọc, gây mệt mỏi và kiệt sức.
Khởi động các khớp trước khi đạp xe nhằm tránh gây chấn thương.
Không nên đạp xe gắng sức trong thời gian quá dài, bạn hãy lắng nghe cơ thể để biết tập luyện như thế nào là phù hợp.
Chọn trang phục thoải mái, thấm hút mồ hôi và gọn gàng để không gây trở ngại trong lúc đạp xe.
Xây dựng thời gian biểu hợp lý để bạn có thể tập đạp xe đều đặn mới giúp nâng cao sức khỏe, bắp chân thon gọn.
Việc lựa chọn một chiếc xe đạp phù hợp cũng là điều cần thiết để bạn có thể dễ dàng thực hiện bài tập. Một vài gợi ý dành cho bạn như sau:
Xe đạp nữ: Thường có khung xe nhỏ hơn, thấp, gióng ngang ngắn, phù hợp với thân hình nhỏ nhắn và tay lái cong nhẹ.
Xe đạp nam: Khung xe lớn, chiều dài phù hợp với chiều cao và tỷ lệ thân hình cơ thể của nam giới. Gióng ngang dài, phù hợp với cánh tay dài và tay lái thường thẳng.
Cỡ xe nhỏ sẽ phù hợp cho người cho chiều cao từ 1m50-1m60, xe đạp cỡ trung bình phù hợp với chiều cao 1m60-1m70 và cỡ xe lớn dành cho người từ 1m70 trở lên.
Đạp xe có bị to chân không? Trên đây là những giải đáp chi tiết và lời khuyên hữu ích dành cho bạn khi lựa chọn bài tập đạp xe. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua một chiếc xe phù hợp, hãy đến với Xe 2 Bánh để được hỗ trợ tư vấn và sở hữu xe đạp chất lượng tốt nhất!