Giỏ hàng trống

nhận tin KHUYẾN MÃI

Đạp xe có giúp tăng chiều cao không?

Phương pháp vận động giúp tăng trưởng chiều cao luôn là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều người. Trong số đó, đạp xe được coi sự lựa chọn phổ biến và được nhiều người tin tưởng. Vậy đạp xe có giúp tăng chiều cao không? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau nhé.

1. Đạp xe có giúp tăng chiều cao không?

Đạp xe có thể giúp gia tăng chiều cao bởi khi đó, các khớp đầu gối, khớp háng và mắt cá chân được kéo giãn trong quá trình vận động. Hơn nữa, theo cơ chế thích nghi diệu kỳ của cơ thể, khi yên xe được điều chỉnh cao hơn, cơ chân sẽ nhận tín hiệu phải duỗi ra liên tục để chạm đến bàn đạp. Lực tác động này lặp đi lặp lại theo thời gian sẽ kích thích xương ống chân phát triển dài ra, góp phần gia tăng chiều cao một cách đáng kể.

đạp xe giúp tăng chiều cao

Tuy nhiên, quá trình thích nghi trên yêu cầu thời gian tối thiểu là 4 tháng cùng điều kiện về dinh dưỡng, hormone tăng trưởng (GH), giấc ngủ và điều kiện sống. Đạp xe không thể giúp tăng trưởng chiều cao trong thời gian ngắn nhưng việc này có thể mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời khác như cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, giúp vóc dáng săn chắc, khỏe mạnh, giải tỏa căng thẳng,...

2. Độ tuổi phù hợp đạp xe đạp giúp tăng chiều cao

Giai đoạn vàng để đạp xe giúp tăng chiều cao là từ 8 đến 18 tuổi, đặc biệt là tuổi dậy thì (từ 8-13 tuổi ở bé gái và 9-14 tuổi ở bé trai). Ở độ tuổi này, trẻ đã biết đạp xe đúng tư thế, duỗi thẳng chân giúp kéo giãn gân cốt. Ngoài ra, cơ thể phát triển mạnh mẽ về cơ bắp, khung xương tạo điều kiện để tăng chiều cao tối ưu. Việc tập luyện đạp xe thường xuyên sẽ kích thích cơ thể sản sinh hormone tăng trưởng, giúp trẻ cao lớn hơn từ 10 - 20cm.

Sau tuổi dậy thì, hiệu quả tăng chiều cao của đạp xe sẽ chậm hơn, nhưng vẫn mang lại lợi ích cho sự phát triển của xương khớp. Đối với người lớn từ 20 tuổi trở đi, việc đạp xe tăng chiều cao sẽ trở nên khó khăn hơn do sụn tăng trưởng cốt hóa thành dạng xương rắn, khiến quá trình dài ra của xương chững lại.

3. Cách đạp xe đạp giúp tăng chiều cao hiệu quả

Đạp xe là hoạt động thể thao dễ dàng thực hiện, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là giúp tăng chiều cao cho trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, cần lưu ý đến cách đạp xe đúng kỹ thuật và lựa chọn thời điểm tập luyện phù hợp. 

3.1 Lựa chọn tư thế, động tác đạp xe phù hợp

Người đạp xe cần thực hiện đúng tư thế, động tác phù hợp để đạt hiệu quả phát triển chiều cao tối ưu và tránh cảm giác khó chịu, ngăn ngừa chấn thương. Theo nghiên cứu của trường đại học  Liverpool John Moores (Anh), tư thế, động tác đạp xe cần đảm bảo chuẩn chỉnh như sau:

tư thế đạp xe phù hợp

 

  • Tư thế: Khi ngồi trên yên xe, hai chân đặt lên bàn đạp sao cho thoải mái. Chỉnh độ cao yên xe phù hợp để khi duỗi thẳng chân, đầu gối hơi cong nhẹ (khoảng 15 độ). Khi đạp xe, hướng người về trước một chút, giữ lưng thẳng, vai thả lỏng, hai tay nắm chắc ghi đông và khuỷu tay hơi gập. Hướng nhìn về phía trước, tập trung vào việc di chuyển.

  • Động tác đạp xe: Phối hợp nhịp nhàng theo 4 bước Đạp - Kéo - Nâng - Đẩy. Cụ thể, dùng lực mạnh của cơ đùi để đẩy bàn đạp xuống, hướng về phía trước. Khi bàn đạp ở vị trí thấp nhất, hãy kéo gót chân lên phía mông, tác động lên cơ bắp chân sau. Tiếp tục nâng bàn đạp lên bằng mũi chân, sử dụng cơ bắp chân trước. Hoàn thành vòng đạp bằng cách đẩy bàn đạp xuống hết cỡ, kết hợp lực từ cả cơ đùi và cơ bắp chân trước.

3.2 Kiểm soát tốc độ đạp xe

Tốc độ đạp xe cần phù hợp với thể lực nhưng không được quá chậm. Theo đó, 15km/h là tốc độ trung bình giúp tăng chiều cao khi đạp xe. Người tập luyện lâu năm có thể đạp xe với tốc độ lên tới 25km/h. 

kiểm soát tốc độ

Tốc độ đạp xe còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Thể lực: Người có thể lực tốt, sức bền cao sẽ có thể đạp xe với tốc độ nhanh hơn, duy trì tốc độ đó trong thời gian dài hơn. Người mới bắt đầu nên đạp xe với tốc độ chậm để làm quen với kỹ thuật và tránh chấn thương.

  • Thời gian tập luyện: Người mới tập nên bắt đầu với tốc độ chậm và tăng dần theo thời gian.

  • Địa hình: Khi đạp xe trên địa hình đồi núi, tốc độ cần được điều chỉnh độ dốc, độ gồ ghề của mặt đường.

  • Cảm giác của cơ thể: Lắng nghe cơ thể và điều chỉnh tốc độ khi cảm thấy mệt mỏi hoặc khó chịu.

3.3 Thời gian đạp xe phù hợp

Để tối ưu hiệu quả đạp xe tăng chiều cao và cải thiện sức khỏe, bạn cần tập luyện theo cường độ cho phép và trong thời gian phù hợp. Về cường độ, đối với người mới bắt đầu, hãy khởi động bằng những buổi tập ngắn 15 - 20 phút, 3 - 4 lần mỗi tuần. Sau khi cơ thể thích nghi, dần dần tăng thời gian lên 30 - 45 phút mỗi lần. Đối với người tập luyện lâu năm, có thể tập luyện 45 - 60 phút mỗi lần, 5 - 6 ngày mỗi tuần.

thời gian đạp xe

Về thời điểm đạp xe, bạn nên luyện tập trong buổi sáng hoặc chiều tối, hoặc kết hợp cả hai nếu thể lực tốt. Vào buổi sáng, cơ thể linh hoạt, dễ dàng vận động, đạp xe giúp tăng cường trao đổi chất và hỗ trợ phát triển chiều cao. Vào buổi chiều tối, đạp xe giúp giải tỏa căng thẳng, thư giãn tinh thần. Bạn nên đạp xe trước khi ăn tối 1-2 tiếng để tránh tác động xấu đến hệ tiêu hóa.

4. Lưu ý đạp xe giúp tăng chiều cao

Nếu muốn đạt mục tiêu tăng trưởng chiều cao nhờ đạp xe, bạn cần lưu ý:

  • Lựa chọn xe đạp chất lượng, phù hợp: Bạn nên tìm hiểu kỹ càng thông số về loại xe, kích cỡ, chất liệu, trọng lượng,... để chọn chiếc xe đạp phù hợp với thể trạng và mục đích sử dụng. Bên cạnh đó, đừng quên tham khảo địa chỉ mua xe đạp uy tín như Xe 2 Bánh để nhận về sản phẩm chính hãng, chất lượng.

  • Khởi động kỹ trước khi tập luyện: Khởi động để làm nóng cơ thể, tăng lưu thông máu và giảm nguy cơ chấn thương trong quá trình tập luyện. Hãy dành từ 5 - 10 phút để thực hiện các bài tập khởi động nhẹ nhàng như xoay cổ tay, cổ chân, xoay khớp hông, vai, …

  • Uống đủ nước: Cơ thể cần được cung cấp đủ nước trước, trong và sau khi tập luyện để tránh mất nước giúp cơ bắp hoạt động hiệu quả, hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Nên uống nước lọc, nước khoáng hoặc nước trái cây không đường để bù lại lượng nước đã mất.

  • Lắng nghe cơ thể: Nếu cảm thấy mệt mỏi, đau nhức hoặc khó chịu, hãy tạm dừng tập luyện để nghỉ ngơi. Tránh tập luyện khi đang bị ốm hoặc mắc bệnh.

  • Kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ngoài đạp xe thường xuyên, bạn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là canxi, vitamin D, protein thông qua chế độ ăn uống đa dạng hoặc sử dụng viên uống bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Cơ thể cần có thời gian để phục hồi sau mỗi buổi tập luyện. Hãy ngủ đủ giấc và dành thời gian thư giãn để cơ bắp, xương khớp được nghỉ ngơi, phát triển.

Như vậy, bài viết đã giải đáp thắc mắc đạp xe có giúp tăng chiều cao không. Đạp xe là phương pháp hỗ trợ tăng chiều cao hiệu quả, đặc biệt là ở độ tuổi dậy thì. Việc kết hợp đạp xe thường xuyên với chế độ dinh dưỡng hợp lý, ngủ đủ giấc và tập luyện khoa học sẽ giúp bạn cải thiện chiều cao rõ rệt.

Tin xem nhiều

Sản phẩm đã xem