nhận tin KHUYẾN MÃI
Phanh đĩa xe đạp không ăn có thể gây nguy hiểm cho người điều khiển. Bạn cần tìm cách khắc phục sớm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông bằng phương tiện của mình. Cùng tìm hiểu rõ về phanh đĩa xe đạp, nguyên nhân phanh kém và cách xử lý hiệu quả nhé!
Phanh đĩa là một hệ thống phanh thông minh được áp dụng cho hầu hết các dòng xe đạp hiện nay. Nhất là các mẫu xe đạp thể thao, xe đạp địa hình càng ưu tiên sử dụng phanh đĩa.
So với phanh vành truyền thống, phanh đĩa xe đạp được đánh giá là mang lại hiệu quả phanh tốt hơn, ổn định hơn. Đồng thời, phanh đĩa còn ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện ngoại cảnh (môi trường, thời tiết,...)
Phanh đĩa xe đạp có cấu tạo bao gồm:
Đĩa phanh: là một chiếc đĩa kim loại hình tròn, thường được làm bằng thép không gỉ. Bộ phận này được gắn trực tiếp vào moay-ơ bánh xe.
Má phanh: là hai miếng đệm phanh ép vào đĩa phanh để tạo ra lực ma sát, giúp xe giảm tốc độ hoặc dừng lại.
Cáp phanh: bộ phận chịu trách nhiệm ép má phanh vào đĩa phanh khi bóp phanh.
Dây phanh hoặc ống dẫn: truyền lực từ tay phanh đến cáp phanh để giảm tốc độ hoặc dừng xe dại.
Khi bạn bóp cần phanh, lực tác động lên dây phanh hoặc dầu phanh làm cho cáp phanh di chuyển và ép hai má phanh vào đĩa phanh. Từ đó, lực ma sát sinh ra sẽ làm giảm tốc độ quay của bánh xe, giúp xe giảm tốc hoặc dừng lại theo ý muốn.
Một ưu điểm đặc biệt của phanh đĩa là có diện tích tiếp xúc giữa má phanh và đĩa phanh lớn hơn so với phanh vành. Điều này giúp tăng lực ma sát và giảm quãng đường phanh, giúp người điều khiển dễ dàng hơn trong việc giảm tốc hoặc dừng xe.
Phanh đĩa xe đạp không ăn có nghĩa là khi bạn bóp phanh, đĩa phanh không cọ sát vào má phanh, khiến xe không thể giảm tốc độ như mong muốn hoặc giảm tốc độ rất chậm.
Nguyên nhân gây ra tình trạng phanh đĩa xe không ăn có thể do:
Sau một thời gian sử dụng, má phanh có thể bị mòn dần và giảm độ ma sát với đĩa phanh làm cho bạn gặp khó khăn trong việc phanh xe. Khi bạn bóp phanh, xe vẫn chạy hoặc giảm tốc rất chậm, có thể gây nguy hiểm.
Ở một số trường hợp, dầu xe và bụi bẩn bám vào đĩa phanh, tạo ra một lớp màng, từ đó làm giảm đáng kể lực ma sát giữa má phanh và đĩa phanh. Khi lực ma sát giảm đi, má phanh sẽ không thể ép chặt vào đĩa phanh để tạo ra lực hãm. Dấu hiệu rõ nhất để bạn nhận biết là phanh kêu rít, phanh không ăn và không ổn định.
Do sử dụng lâu ngày, cáp phanh có thể bị giãn hoặc đứt, làm giảm lực truyền dẫn và khiến phanh xe đạp không ăn. Ngoài ra, sau thời gian dài không vệ sinh thì bụi bẩn, cát, nước mưa,... xâm nhập vào làm mòn, gỉ sét các cáp phanh cũng gây ra vấn đề khi phanh xe.
Nếu dây phanh bị trùng thì lực mà bạn tác dụng lên tay phanh sẽ không đủ mạnh để truyền đến cáp phanh. Điều này dẫn đến việc ma sát giữa má phanh và đĩa phanh không đủ lớn, là nguyên nhân khiến phanh đĩa không ăn như bình thường.
Trường hợp này có thể dễ dàng nhận biết khi dây phanh lỏng lẻo, bạn sẽ thấy lực bóp phanh không được căng.
Phanh đĩa không ăn là vấn đề thường thấy khi sử dụng xe đạp trong thời gian dài. Tuy nhiên, việc khắc phục rất đơn giản và không tốn nhiều công sức. Một số giải pháp dành cho bạn đó là:
Đầu tiên, bạn quan sát bề mặt má phanh, nếu thấy má phanh bị mòn quá nhiều thì cần thay thế má phanh mới.
Bạn có thể tháo bánh xe ra, sau đó dùng khăn lau sạch bụi bẩn trên đĩa phanh và má phanh. Bạn có thể dùng xà phòng để vệ sinh rồi lau khô bằng khăn mềm.
Bạn kiểm tra xem dây phanh có bị đứt, bị rối hoặc quá trùng không. Nếu có, bạn điều chỉnh ốc hãm để tăng độ căng của dây phanh, nhưng không nên chỉnh quá căng.
Kiểm tra cáp phanh xe đạp của mình liệu có bị cong vênh, hay hỏng hóc gì không. Nếu có, bạn cần đến trung tâm sửa chữa để thay cáp phanh mới.
Khi sử dụng xe đạp, bạn cần nhớ thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng phanh xe để đảm bảo an toàn cho bản thân. Nếu bạn không am hiểu về kỹ thuật thì hãy mang xe đến trung tâm sửa chữa sớm, các chuyên viên sẽ giúp bạn xử lý lỗi đúng cách.
Phanh đĩa xe đạp không ăn cần phải được khắc phục sớm, bạn tuyệt đối không được chủ quan để tránh gặp phải những sự cố đáng tiếc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khi mua và sử dụng xe đạp, bạn hãy liên hệ ngay với Xe 2 Bánh để được hỗ trợ nhé!