Giỏ hàng trống

nhận tin KHUYẾN MÃI

Phanh xe đạp điện không ăn nguyên nhân & cách khắc phục

Phanh xe đạp điện không ăn là tình trạng xảy ra khi bạn bóp phanh nhưng bánh xe lại không có phản ứng gì, hoặc phản ứng rất chậm. Khi phanh xe hoạt động bất thường, nó sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hại cho người điều khiển trong quá trình di chuyển. Cùng tìm hiểu xem dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục phanh xe không ăn nhé!

1. Dấu hiệu phanh xe đạp điện không ăn

Xe đạp điện không ăn phanh có thể dễ dàng nhận biết thông qua dấu hiệu như:

phanh xe đạp điện không ăn

 

  • Khi bóp cần phanh, xe vẫn tiếp tục chạy trên đường, hoặc giảm tốc độ rất chậm.

  • Phanh phát ra những tiếng kêu khác thường như tiếng rít, tiếng ma sát, kêu cọt kẹt…

  • Trong một số trường hợp, bánh xe có thể bị khóa cứng khi bóp phanh làm bạn khó điều khiển phương tiện theo ý mình.

  • Đôi khi bóp phanh, bạn cảm thấy cần phanh bị kéo lê, không nhả ra ngay lập tức, phanh không nhạy.

2. Nguyên nhân phanh xe đạp điện không ăn

Phanh xe đạp điện không ăn như bình thường có thể là do những trục trặc liên quan đến hệ thống phanh qua quá trình sử dụng lâu ngày. Cụ thể đó là:

Má phanh bị mòn

Má phanh xe đạp điện là bộ phận chịu lực ma sát lớn nhất khi phanh, vì vậy chúng bị mòn sau một thời gian sử dụng là điều dễ hiểu. Đặc biệt, nếu bạn thường xuyên phanh gấp hoặc phanh ở tốc độ cao, má phanh sẽ bị mòn nhanh hơn.

má phanh bị ăn mòn

Nếu xe đạp điện phải di chuyển thường xuyên trên đường xá gồ ghề, nhiều ổ gà,... sẽ khiến bạn phải phanh nhiều hơn, gây mòn má phanh.

Với trường hợp này, bạn có thể quan sát trực tiếp để thấy má phanh đã mỏng đi, hoặc lúc bóp phanh thấy cần phanh bị mềm.

Má phanh bị dính bẩn

Nếu má phanh bị dính bẩn, dầu mỡ,... thì lớp bẩn sẽ tạo ra màng trơn trượt giữa má phanh và vành xe, làm giảm đáng kể ma sát. Từ đó bạn bóp phanh xe sẽ không thấy nhạy như trước.

Nhất là các loại bụi mịn có thể bám rất chặt vào bề mặt má phanh, dần dần làm giảm khả năng bám dính của má phanh với vành xe.

Dây phanh bị căng hoặc đứt

Khi dây phanh quá căng sẽ gây ra lực ép lên má phanh, khiến má phanh không tiếp xúc chặt với vành xe, dẫn tới giảm hiệu quả phanh. Nếu dây phanh bị đứt, má phanh càng không thể phát huy chức năng vốn có.

Càng phanh bị cong vênh

Càng phanh bị cong vênh là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho phanh xe đạp điện không ăn, hoặc ăn không đều. Khi bóp phanh, bạn có thể sẽ nghe thấy tiếng kêu cọ xát, tiếng kêu rít khó chịu.

Hệ thống phanh xe bị kẹt

Hệ thống phanh bị gỉ sét do tác động từ môi trường, làm giảm độ trơn tru, gây khó khăn cho việc bóp phanh và có thể dẫn đến kẹt phanh. Các bộ phận khác như: piston, ống dẫn dầu (đối với phanh đĩa),... cũng có thể bị hỏng và khiến phanh xe không nhạy.

3. Cách khắc phục phanh xe đạp điện không ăn

Từ những nguyên nhân làm cho phanh xe đạp điện không ăn, bạn có thể áp dụng những cách khắc phục như sau:

khắc phục xe đạp điện bị mòn phanh

 

  • Thay má phanh xe đạp điện mới vì má phanh cũ đã mòn và hỏng.

  • Điều chỉnh độ căng của dây phanh hoặc thay dây phanh mới để đảm bảo phanh ăn.

  • Thay thế càng phanh mới nhằm khắc phục tình trạng càng phanh cong vênh hoặc nứt vỡ.

  • Vệ sinh má phanh bằng bàn chải và dung dịch vệ sinh chuyên dụng để chúng được sạch sẽ, nhạy bén hơn.

  • Kiểm tra và vệ sinh các bộ phận của hệ thống phanh, hoặc cần đến sự trợ giúp của thợ sửa chữa chuyên nghiệp.

Xe đạp điện không ăn phanh là tình trạng cần xử lý sớm nhằm phòng ngừa rủi ro không mong muốn xảy ra trong quá trình bạn di chuyển trên đường. Chi phí sửa chữa lỗi này tại các trung tâm uy tín thường không quá cao, cũng không mất nhiều thời gian của bạn.

Nguyên nhân phanh xe đạp điện không ăn và cách khắc phục trên đây chắc hẳn sẽ giúp bạn giải quyết tình trạng hiện tại. Nếu bạn muốn sở hữu chiếc xe đời mới, phụ tùng đầy đủ và đảm bảo an toàn khi di chuyển thì hãy đến ngay với showroom của Xe 2 Bánh nhé!

Tin xem nhiều

Sản phẩm đã xem