nhận tin KHUYẾN MÃI
Bạn có biết tác hại đạp xe quá nhiều? Mặc dù đạp xe là bộ môn thể thao mang lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, nhưng không phải cứ tập nhiều sẽ tốt. Hãy nắm rõ những hậu quả có thể xảy ra và một số lưu ý quan trọng để tránh gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe nhé!
Mức độ đạp xe được coi là quá nhiều ở mỗi người sẽ khác nhau. Tuy nhiên, với người bình thường (không phải vận động viên chuyên nghiệp), nếu bạn đạp xe với cường độ cao trong 2-3 tiếng thường xuyên sẽ phải đối diện với một số vấn đề sức khỏe.
Chấn thương khi đạp xe là điều rất dễ xảy ra sau khi đạp xe quá nhiều, làm bạn cảm thấy đau đớn ở các vị trí như bắp chân, hông, hai bên háng,...
Đặc biệt nếu tư thế ngồi xe của bạn không đúng, yên xe quá cao hoặc quá thấp sẽ khiến vùng lưng bị chấn thương. Một số người sẽ bị đau cổ và vai do tư thế cúi đầu quá nhiều khi đạp xe.
Đạp xe nhiều trên đường có thể khiến cho mũi của bạn tăng độ nhạy với các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, bụi,... Hơn nữa, không khí lạnh, khô hoặc ẩm ướt có thể kích thích niêm mạc mũi, gây chảy nước mũi hoặc hắt xì hơi.
Nếu bạn đạp xe quá sức hoặc không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hệ miễn dịch có thể bị suy giảm. Từ đó khiến cơ thể dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn và virus, dễ gặp cảm lạnh.
Đạp xe ngoài trời với cường độ cao sẽ làm bạn đổ mồ hôi nhiều hơn và cơ thể sẽ tiết ra nhiều nhiệt hơn. Điều này khiến các lỗ chân lông mở rộng, từ đó làm tăng khả năng hấp thụ tia UV từ ánh nắng mặt trời.
Cộng thêm việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, làn da của bạn dễ bị sạm đi, nhất là các vùng như cánh tay, mặt, chân,...
Một trong những tác hại đạp xe quá nhiều chính là ảnh hưởng tới bộ phận sinh dục nam giới. Khi đạp xe với cường độ cao trong thời gian quá dài, các mạch máu ở vùng xương chậu có thể bị chèn ép, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan sinh sản.
Khi máu lưu thông kém sẽ gây ra khó khăn trong việc đạt và duy trì sự cương cứng. Đàn ông phải hết sức chú ý điều này bởi nếu quá trình cương bị rối loạn, khả năng sinh sản cũng bị ảnh hưởng.
Trong một số trường hợp, đạp xe quá sức có thể gây viêm và tổn hại tuyến tiền liệt, dẫn đến các vấn đề như đau khi đi tiểu, tiểu rắt,...
Không thể phủ nhận lợi ích của việc đạp xe, nhưng nếu thực hiện quá mức sẽ gây ra những tác dụng ngược. Vì vậy, để tránh những rủi ro không mong muốn, bạn hãy lưu ý một vài điều sau:
Trên thị trường có rất nhiều dòng xe đạp với mẫu mã và kích thước khác nhau, dành cho các đối tượng sử dụng khác nhau. Điều quan trọng là bạn cần lựa chọn một chiếc xe có kích cỡ hợp với dáng người, đồng thời đáp ứng được mục đích sử dụng.
Thông thường, xe đạp có bánh 26 inches phù hợp với những người cao 1m55 – 1m68 (size xe S), hoặc người cao 1m68 – 1m76 (size xe M). Để xác định rõ nhất, bạn nên đến trực tiếp cửa hàng xe đạp và nhờ các chuyên viên tư vấn.
Nhằm tránh gặp phải những chấn thương không đáng có, bạn cần nắm vững tư thế đạp xe chuẩn. Điều này vừa giúp bạn cảm thấy thoải mái, vừa hạn chế đau cơ và giảm tổn thương hệ xương khớp.
Khi ngồi trên xe đạp, đầu gối hơi cong khi chân ở vị trí bàn đạp thấp nhất, yên xe không quá dốc. Phần tay lái của xe đạp vừa tầm để bạn dễ chịu, không bị mỏi tay và mỏi cổ khi đạp xe.
Trên thực tế, không có một quy tắc chuẩn nào về thời gian đạp xe phù hợp cho tất cả mọi người. Nhìn chung, bạn chỉ nên đạp xe trong khoảng 30-60 phút với cường độ vừa phải.
Nếu bạn là một người mới bắt đầu bài tập, hãy thực hiện đạp xe với cường độ chậm, thời gian ngắn. Sau đó, hãy nâng dần cường độ và tốc độ sao cho cơ thể bạn đáp ứng được.
Trên đây là những tác hại đạp xe quá nhiều mà bạn cần biết, hãy chủ động xây dựng lịch trình tập luyện phù hợp với sức lực của mình. Nếu bạn đang tìm một chiếc xe đạp để phục vụ cho hoạt động thể thao, đừng quên đến với Xe 2 Bánh và tham khảo những mẫu xe chính hãng chất lượng nhé!